Tứ Hưng – tunem.vn

Posted on

Giường sắt sơn tĩnh điện là gì?

1.Sơn tĩnh điện (STĐ) là gì

Sơn tĩnh điện(STĐ) là hỗn hợp gồm chất nhựa epoxy, bột màu và chất phụ gia. Hỗn hợp  này được xử lý để tạo thành bột sơn tĩnh điện. Đây cũng chính là nguyên liệu sử dụng cho công nghệ sơn tĩnh điện.Dùng một từ trường tạo ra từ một nguồn điện cao áp từ 40kV ~ 100kV để tạo liên kết giữa bột sơn với vật cần sơn.

Sơn tĩnh điện là gì | Nguyên lý súng tĩnh điện hoạt động

2. Đặc tính kỹ thuật của sơn tĩnh điện

  • Không sử dụng dung môi: Sơn tĩnh điện là dạng bột, hoạt động trên nguyên lý tĩnh điên mà không cần tới dung môi hòa tan. Lượng sơn dư thừa được thu hồi nhờ thiết bị hút. Chính vì vậy, sơn tĩnh điên hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường.
  • Nguyên lý tĩnh điện giúp cho lớp sơn di chuyển tự do bám đều trên vật sơn. Điều này mang lại ý nghĩa ít cần tới sự tỉ mỉ của người thợ nên rất dễ dàng tự động hoá, có thể sơn hàng loạt mà không cần quá nhiều nhân công.
  • Phương thức hoạt động khá đơn giản, không cần phải có tay nghề cao mới làm được.
  • Tính chất dạng bột của sơn còn giúp nó rất an toàn khi lưu kho. Không bị trường hợp cháy nổ như các loại sơn có sử dụng dung môi khác.
  • Vật cần sơn có thể đưa vào sơn lại nếu như sơn không đạt.
  • Với những loại sắt thép, thép mạ kẽm hay inox bề mặt không bám dính với các loại sơn thông thường thì sơn tĩnh điện sẽ là lựa chọn đúng đắn nhất.
  • Với khả năng chịu nhiệt cao và ít bị ảnh hưởng môi trường (bao gồm nóng và lạnh)
  • Có khả năng điều chỉnh được độ dày mỏng của sơn Độ bao phủ bề mặt cao

QUY TRÌNH SƠN TĨNH ĐIỆN SẮT THÉP

3. Lớp sơn tĩnh điện có bền không?

Không giống với các loại sơn dung dịch truyền thống, để sử dụng sơn tĩnh điện người ta cần phải sử dụng những thiết bị công nghệ đặc biệt thì mới sơn được. Cụ thể, súng phun sơn tĩnh điện được nối với dòng điện một chiều có điện áp cao từ 40kV ~ 100kV. Khi bột sơn đi qua thiết bị súng phun sẽ được tích điện dương hoặc âm, trái dấu với vật cần sơn. Do đây là điện tích trái dấu, nên bột sơn bị hút và giữ lại trên vật cần sơn. Lúc này lực liên kết ion sẽ được hình thành. Đây là loại liên kết có năng lượng liên kết rất cao nên chúng bám dính rất tốt.

Ngoài ra, trước khi sử dụng sơn tĩnh điện, trên bề mặt vật cần sơn thường được phủ trước một lớp sơn lót nhằm tăng độ bám dính cũng như độ chống ăn mòn. Nhờ đó mà vật cần sơn (hay kim loại) được bảo vệ tốt hơn, có độ dám dính cao hơn.

Những sản phẩm có sử dụng sơn tĩnh điện sẽ ít bị ảnh hưởng xấu bởi các nhân tố bên ngoài như độ ẩm, hóa chất, ánh sáng và một số nhân tố gây hại khác. Bên cạnh đó, liên kết hình thành là một loại liên kết bền (liên kết ion) giúp làm giảm khả năng trầy xước, bào mòn, phai màu hay các vấn đề khác.

 

4. So sánh sơn tĩnh điện với sơn thường

Điểm khác biệt cơ bản giữa sơn tĩnh điện và sơn thường chính là một cái thì ở dạng bột một cái thì ở dạng lỏng. Do cần sử dụng một lớn lớn dung môi (chiếm 60% trọng lượng) nên chi phí nguyên liệu đầu vào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giá dầu mỏ. Còn sơn tinh điện là một dạng bột có nguồn gốc nguyên liệu từ khoáng thiên nhiên nên tương đối thân thiện với môi trường. Do đó, sơn bột tĩnh điện được các chuyên gia lựa chọn là hướng đi bền vững trong tương lai.

Tuy nhiên, nếu xét trên khía cạnh người tiêu dùng thì loại sơn nào có chất lượng và giá thành tốt hơn mới là điều đáng quan tâm. Những so sánh dưới đây sẽ giúp bạn có được một quyết định lựa chọn tốt nhất:

  • Sơn tính điện là một dạng bột hỗn hợp không cần tới dung môi, vì nó rất dễ nóng chảy trong không khí, chỉ cần thiết bị hòa trộn với không khí là có thể tạo hạt sương phun vào bề mặt có độ mịn rất tốt. Còn sơn nước thông thường thì lượng dung môi tới 60% nên dễ bị bay hơi.
  • Nhiệt độ sấy của sơn tĩnh điện giúp bột sơn có thể bổ sung một số chất tạo màu hữu cơ sáng (bột oxit kim loại có màu tối) trong bảng màu. Tức là phổ màu sẽ rộng hơn so với màu sơn nước thường.
  • Bề mặt sơn tĩnh điện được giữ nguyên tính chất ban đầu sau một thời gian sử dụng. Đối với sơn thường dễ bị ảnh hưởng bởi dung môi nên khó giữ nguyên vẹn tính chất.
  • Sơn tĩnh điện dùng nguyên lý tích điện, bột màu được hòa với không khí phun thành các hạt sương bám đều trên bề mặt. Còn sơn thường phải dùng cọ quét hoặc thổi bằng súng sơn. Do đó, khi so về độ bóng, độ bền va đạp, chống chịu nước và mài mòn thì sơn tĩnh điện tốt hơn.
  • Sơn tĩnh điện được đánh giá là loại sơn cực kì kinh tế vì lượng sơn dư thừa được thu lại hầu hết. Trên thực tế, lượng thất thoát chỉ chiếm khoảng 2%.
  • Sơn tĩnh điện có độ bám dính tốt hơn nhờ hình thành lực liên kêt ion trái dấu giữa bột sơn và bề mặt sơn.
  • Sơn tĩnh điện có đặc điểm không bong tróc theo từng mảng, độ cứng bề mặt rất tốt ( lấy kim loại nhọn ghì mạnh mới có thể tạo ra vết trầy xước).

5. Như vậy, giường sắt sơn tĩnh điện là gì?

Sắt được cắt và uốn theo khuôn mẫu để tạo ra từng bộ phận của giường, sau đó được hàn lại với nhau thành 1 chiếc giường sắt thô.Công đoạn cuối cùng sẽ là “bao bọc” sản phẩm bằng một “lớp áo” bảo vệ đó là lớp sơn tĩnh điện “Lớp áo” này có tác dụng ngăn những tác nhân có hại gây tác động đến chiếc giường. Một số trường hợp điển hình như: ngăn lớp sắt bên trong giường  bị ăn mòn, giảm trình trạng rỉ sét giường sắt do bị oxy hóa.

Công nghệ sơn tĩnh điện không những giúp cho sản phẩm chống được tác động ăn mòn mà còn có tác dụng hoàn thiện thẩm mỹ cho sản phẩm. Màu sắc đa dạng cùng với giá thành kinh tế tốt đã giúp giường sắt sơn tĩnh điện được nhiều người ưu chuộng.

Hotline: 090 1363 101
Chat Zalo
Gọi CSKH